• Facebook Rocks

    Go to Blogger edit html and replace these slide 1 description with your own words. ...

  • Facebook vs Twitter

    Go to Blogger edit html and replace these slide 2 description with your own words. ...

  • Facebook Marketing

    Go to Blogger edit html and replace these slide 3 description with your own words. ...

  • Facebook and Google

    Go to Blogger edit html and replace these slide 4 description with your own words. ...

  • Facebook Tips

    Go to Blogger edit html and replace these slide 5 description with your own words. ...

Khi thanh niên làng...sành điệu !


Gái mại dâm luôn là ổ bệnh chết người


Mẹ tôi ngồi cạnh giật áo: “Uống đi con, không lại…”. Uống để không bị nói xỏ xiên, bị quy chụp. Đưa đẩy chén rượu, lời ra tiếng vào, mắng nhau thật chứ chả đùa.

Trai làng này ít ai không biết uống. Sáng rượu, trưa rượu, tối rượu. Uống là ép. Xong kéo nhau đi karaoke, gái gú… trên thị trấn.

Thị trấn bé tẹo cách làng tôi độ sáu kilômet, cách đường cái quan mấy bước chân là ruộng, là mương, là con trâu cái cày, giờ có nhà nghỉ, quán bar, gái mại dâm... Các dịch vụ này đều đánh vào mấy thượng đế trẻ muốn thể hiện.





Mấy tay chơi làng tôi rất khoái khẩu khi nhắc đến từ “tới bến”. Tới bến ở đây là lên thị trấn vui vẻ với gái bán hoa, sau khi kết thúc cuộc nhậu. Nghe nói, ở thị trấn nhan nhản, chủ yếu từ miền tây, và một số ở địa phương khác, phục vụ ngay quán karaoke, quán phở, nhà nghỉ...





Hết đất làm ăn, họ đổ về đây chài trai làng. Mỗi cô là mỗi ổ bệnh. Đội ngũ bảo kê ở các quán này cũng máu lạnh lắm. Chỗ chứa mại dâm gần khu dân cư, gần trường học. Nhức nhối nhưng dẹp chưa nổi. Các cô chỉ lấy mỗi lần đi khách vài chục ngàn, gói thuốc lá vina, thậm chí là bó củi khô.

Mà đi khách chả “bao bị” chi hết. Chân trần! “Sao cậu không dùng bao cao su?” - Tôi hỏi. “Bao cao su à? Lấy đâu ra. Mua ở đâu? Chân đất hết…” – một tay chơi trả lời.



Gái mại dâm ở đây chủ yếu “hai trong một” (nghiện ma tuý - nhiễm HIV). Các cô này bán trôn nuôi miệng đúng nghĩa (bán dâm kiếm tiền mua thuốc). Không ai bảo họ, không ai khuyên họ, không có phương tiện chống đỡ - cuộc chiến chống bệnh thế kỷ ở làng quê có lẽ khốc liệt hơn thành thị.




Thi thoảng bên bàn rượu, người ta lại nhắc tên “thằng này, thằng nọ”, chết vì sốc thuốc (ma tuý), chết vì AIDS. Người ta đang lan truyền một câu chuyện, rôm rả làng trên, xóm dưới.

Tại một ngôi làng, một ngày bỗng có cô gái xinh đẹp xuất hiện và xin xã mảnh đất rồi dựng lều sống dưới một quả đồi. Cô gái xinh đẹp, lại độc thân nên trai làng rủ nhau đến lều cỏ ấy.

Mấy tháng sau, cô gái chết, nghe đâu là bị si đa. Trong lều cỏ, cô gái để lại danh sách dài trai làng, trong đó có đàn ông có vợ và cán bộ “chân đất” với cô. Người kể chuyện còn nêu tên làng, tên cô gái.

Thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, cộng với nạn rượu chè be bét nữa thì “con ếch”, “con si đa” là cái đinh.

Ôi, quê tôi! Có tài tiên tri tôi cũng không đoán được cái cảnh này. Mới dăm bảy năm trở lại đây ở những ngôi làng thuần nông cách phố, xa chợ - người ta nhắc đến nghiện ngập, ma túy, mại dâm và bệnh thế kỷ, cứ dửng dưng như không.

***

Thanh niên nông thôn đang “mặc áo mỏng” trước sự tấn công của các tệ nạn xã hội. Trong khi đợi một sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của nhiều ban, ngành - thì thanh niên phải giúp thanh niên những việc không thể đợi.



Năm nào chiến dịch hè tình nguyện cũng ưu tiên nông thôn, miền núi…, tham gia giải quyết những vấn đề bức thiết. Nhưng, mỗi năm mỗi khác, mỗi ngày mỗi mới - đòi hỏi phải sáng tạo trong giải quyết các vấn đề nóng.

Hơn thế, không ngồi đợi mùa hè - ra quân - mở chiến dịch mà phải làm thường xuyên. Trước tiên, các cấp đoàn địa phương phải chủ động vào cuộc.

Categories:

0 nhận xét:

Popular posts

Adv